Event Event
Website bán thẻ game online uy tín nhất cho cộng đồng gamer Việt sống trong và ngoài nước

(0) Item 0.00 USD

Support 24/24

Hotline

US: 408-844-4544  

AU: 03-9005-5699  

VN: 090-284-9926

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là tết Nguyên Đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Việt Nam. Đây là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc thể hiện sự hài hòa về Thiên - Địa - Nhân. Biểu hiện những mối quan hệ của con người với thiên nhiên trong tin thần văn hóa nông nghiệp, với gia tộc, xóm làng, niềm tin thiêng liêng cao cả trong đời sống tâm linh.

 

Mặt khác, Tết chính là lúc gia đình đoàn tụ, thể hiện sự yêu thương gắn bó gia đình qua những món quà tết ý nghĩa, những câu chúc, bao lì xì đỏ để mừng tuổi ông bà, con cháu vô cùng thân thương. Nhắc đến tết thì không thể thiếu "thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" hay bánh kẹo, mứt tết và ly rượu ấm áp đầu năm. Chính vì thế mỗi dịp tết đến xuân về, người người mua sắm, nhà nhà sắm sửa đón tết chào xuân cũng chuẩn bị những món ăn truyền thống, những vật trang trí nhà cửa để chào đón một năm may mắn, an lành, thành công.

 

Quà tết ý nghĩa cho người thân

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

 Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

 Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.

 Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

 Ý nghĩa của ngày tết Nguyên Đán

Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt Trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

 Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, thời khắc đầu năm mới mọi người thường đi khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà.

 Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

Người Việt Nam cho rằng tết Nguyên Đán là ngày vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp vì thế từ người lớn cho đến trẻ con đều xúng xính quần áo mới, cuối năm lo lau chùi, dọn dẹp nhà cửa, thay mới những đồ vật cũ kĩ, sơn sửa lại tường nhà, bàn ghế cho sạch sẽ, mới mẻ để chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Hòa vào đó là bầu không khí nô nức, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn của từng cá thể háo hức những ngày đầu năm.

Tết Nguyên Đán là ngày lễ Tạ ơn

Người Việt quan niệm Tết Nguyên Đán là ngày lễ tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, Cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp trên của mình, học trò tạ ơn thầy cô giáo. Cũng chính từ đây mà phong tục tặng quà tết trở thành một phong tục đẹp được lưu giữ đến ngày nay. Trải qua bao năm tháng thì quà tết cũng trở nên khác biệt hơn so với ngày xưa, trước đây mọi người thường tặng nhau cặp bánh chưng, bánh téc, cân giò với tấm lòng chân thành. Tết nay, người ta có thể tặng nhau những món quà mang nhiều giá trị cao để thể hiện tấm lòng biết ơn như bánh kẹo, mứt tết, trà, nước ngọt cao cấp, rượu ngoại, những món ăn của phương Tây hay những món đồ có giá trị mắc tiền hơn.

Hiểu được điều đó, Vnsupermark.com đem đến bạn những món quà tết ý nghĩa mang giá trị cao về vật chất lẫn tinh thần để giữ vững phong tục đẹp đẽ của người Việt.

Mua quà tết cực ý nghĩa và sang trọng khi bạn đến Vnupermark.com, tại đây có những combo giỏ quà tết mang những ý nghĩa và hương vị riêng như: Tết tình thân, Tết đoàn viên, Tết phú quý, An khang thịnh vượng, vạn sự thành công,.. với các mặt hàng được ưu chuộng ngày tết như mứt, bán kẹo, hạt điều, bánh chưng, rượu ngoại ..vv.

Hãy để Vnsupermark.com là nơi gửi gắm trọn vẹn tình thương cho bạn nhé!

Liên hệ website để được tư vấn 24/24

 Zalo: 0902849926

Skype: vnsupersale

Facebook: https://www.facebook.com/vnsupermark/

Email: [email protected]

Phone: US : 408-844-4599 | ÚC : 03-9005-5699 | VN : 08-6267-2181

Hoặc chat online trên website vnsupermark.com

 

 

 

 

Tin Liên Quan: